Không phải ngẫu nhiên mà sự kiện “Hội nghị lần thứ nhất của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu” và Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu đều trở thành 2 trong số 10 sự kiện tiêu biểu của ngành TN&MT trong năm 2017. Bởi lẽ, ngoài sự bỏ phiếu với tỷ lệ của trên 10.000 người tham gia bình chọn cả trên mạng và trực tiếp cho những sự kiện của ngành thì vấn đề này chắc chắn sẽ là một khởi đầu hoàn toàn mới mẻ về tư duy phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng diễn ra sâu sắc trên vùng đất chín rồng….

TNMT Thay đổi tư duy trên vùng đất chín rồng
Thay đổi tư duy phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn ra sâu sắc trên vùng đất chín rồng. Ảnh: MH


Chỉ rõ những thách thức với nền kinh tế

Nằm ở vị trí cuối nguồn của lưu vực sông Mê Kông trước khi đổ ra Biển Đông, ĐBSCL là vùng châu thổ trù phú với diện tích khoảng 4 triệu ha với 18 triệu dân cư của 13 tỉnh, thành phố. Hiện, khu vực ĐBSCL đang đảm bảo an ninh lương thực quốc gia cho hơn 92 triệu dân một cách vững chắc, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 32 tỷ USD vào năm 2016 với thặng dư 7,5 tỷ USD. Với lợi thế của mình trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, ĐBSCL có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức do đây là vùng đất mẫn cảm với thay đổi của tự nhiên. Đánh giá vấn đề này, Nghị quyết 120 của Chính phủ đã nêu rõ:  Biến đổi khí hậu và nước biển dâng diễn ra nhanh hơn dự báo, gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống của người dân. Việc khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn châu thổ, đặc biệt là xây dựng đập thủy điện đã làm thay đổi dòng chảy, giảm lượng phù sa, suy giảm nguồn lợi thủy sản, xâm nhập mặn sâu vào nội vùng, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng. Mặt trái từ hoạt động phát triển kinh tế với cường độ cao ở nội vùng bộc lộ ngày càng gay gắt, gây nhiều hệ lụy như: ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng, sụt lún đất, suy giảm mực nước ngầm, xâm thực bờ biển, nhiều diện tích rừng tự nhiên, nhất là rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng phòng hộ bị chặt phá, chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác hoặc suy thoái nặng nề. Bên cạnh đó, việc khai thác bùn cát quá mức, xây dựng nhà cửa và hạ tầng sát bờ sông, kênh, rạch làm gia tăng nguy cơ sạt lở.

Trong khi đó, công tác quản lý Nhà nước trong một số lĩnh vực, phân cấp giữa địa phương và Trung ương còn chồng chéo, thiếu sự phối hợp chặt chẽ; các cơ chế điều phối phát triển vùng ĐBSCL chưa phát huy tác dụng. Việc triển khai thực hiện Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 6/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL giai đoạn 2016 - 2020 còn chậm; Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương chưa đồng bộ, tính khả thi chưa cao, thiếu tính liên kết toàn vùng, chưa gắn kết chặt chẽ với TP. Hồ Chí Minh, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Tiểu vùng sông Mê Công…

Xác định ảnh hưởng BĐKH là một dạng “tài nguyên”

Đứng trước thực trạng còn không ít khó khăn khi BĐKH ngày càng diễn ra sâu sắc làm mất đất, xâm nhập mặn, tổn thất lớn đến diện tích lương thực và nuôi trồng thủy hải sản là thế mạnh của vùng, “Hội nghị lần thứ nhất của Thủ tướng Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu” là một cơ hội để những người đứng đầu Chính phủ, đứng đầu các Bộ, ngành cùng hiến kế cho vấn đề phát triển bền vững kinh tế vùng đất vốn được thiên nhiên ưu đãi, song, nay lại đang dứng trước nguy cơ mất mát vì thiên tai. Một trong những quan điểm, kế sách được đưa ra tại Hội nghị này đó là hãy coi những ảnh hưởng của BĐKH, nước biển dâng là một dạng tài nguyên để khai thác, để thay đổi tư duy phát triển. Nếu như trước kia, người ta nói đến số lượng gạo, hải sản đáp ứng được bao nhiêu % nhu cầu trong nước và xuất khẩu thì nay, nhiều nhà khoa học, quản lý lại nói đến cần nâng cao chất lượng sản phẩm. ĐBSCL không thể lo an ninh lương thực cho cả Việt Nam và các nước láng giềng, thay vào đó, cần nâng cao chất lượng hạt gạo Việt để có giá trị kinh tế cao hơn. Thủy hải sản và các ngành kinh tế khác cũng không nằm ngoài quy luật này. 

Nhận định về vấn đề thay đổi tư duy từ bị động, sang chủ động, biến những tác động tiêu cực của BĐKH thành dạng tài nguyên để khai thác, ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho rằng, chúng ta cần nhìn nhận biến đổi khí hậu không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội chuyển đổi mô hình sản xuất; tổ chức, sắp xếp lại không gian phát triển vùng theo hướng hiệu quả, bền vững, điều chỉnh hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn phù hợp; coi nước, đất và đa dạng sinh học là ba trụ cột chính để phân vùng hợp lý; coi kinh tế biển là một động lực quan trọng cho sự phát triển của vùng. Xác định nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo, làm cơ sở để phát triển các lĩnh vực công nghiệp chế biến, du lịch, dịch vụ...; thay đổi tư duy về sản xuất nông nghiệp đảm bảo canh tác bền vững, chú trọng giá trị kinh tế thay cho sản lượng. Trên cơ sở đó, việc lập quy hoạch tổng thể vùng phải theo hướng tích hợp đi trước một bước và làm tiền đề cho việc xác định các ưu tiên phát triển, cũng như các chương trình, dự án cụ thể. Trong quy hoạch, cần chú ý đến những vấn đề mang tính cốt lõi như: quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn nước, cần coi nước mặn, nước lợ là một nguồn tài nguyên... Cân nhắc diện tích trồng lúa theo hướng giảm dần cả về sản lượng và diện tích lúa vụ 3 để chuyển đổi sang các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả; hạn chế khai thác nước ngầm tùy tiện, đồng thời, xem xét các giải pháp bù đắp nước ngầm như xây dựng thêm các hồ chứa... 

Cùng quan điểm này, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho rằng, đã đến lúc cần thay đổi nhận thức vùng ĐBSCL như một thể thống nhất; quá trình chuyển đổi mô hình phát triển phải được xem xét trong tổng thể chung của đồng bằng, trong mối liên kết chặt chẽ với vùng TP Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong Tiểu vùng sông Mê Kông. Trong đó, phải lấy tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi, trung tâm, làm cơ sở xuyên suốt cho việc hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển vùng. Tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp trên toàn lưu vực và theo lưu vực. Coi nước lợ và nước mặn là nguồn tài nguyên, bên cạnh nguồn tài nguyên nước ngọt. Việc chuyển đổi mô hình phải dựa trên hệ sinh thái, phù hợp với quy luật tự nhiên; phải kết hợp giữa công nghệ tiên tiến, hiện đại với tri thức, kinh nghiệm truyền thống bản địa.

Gợi mở những hướng đi…

Kiến tạo phát triển bền vững, thịnh vượng, trên cơ sở chủ động thích ứng, phát huy tiềm năng, thế mạnh, chuyển hóa những thách thức thành cơ hội để phát triển, bảo đảm được cuộc sống ổn định, khá giả của người dân cũng như bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của ĐBSCL; chú trọng bảo vệ đất, nước và đặc biệt là con người vùng sông nước Cửu Long là những vấn đề cốt lõi, bao trùm được đưa ra trong Nghị quyết 120. Để làm được điều này, Chính phủ đã gợi mở nhiều vấn đề quan trọng, trong đó, cần thiết phải thay đổi tư duy phát triển, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy, chủ yếu là sản xuất lúa sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng; xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển mạnh mẽ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp sạch gắn với chuỗi giá trị và xây dựng thương hiệu; chú trọng phát triển công nghiệp chế biến và công nghiệp hỗ trợ gắn với phát triển kinh tế nông nghiệp. Các sản phẩm nông nghiệp không chỉ để bảo đảm an ninh lương thực mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, phục vụ công tác phòng, chữa bệnh tạo nên những thương hiệu nổi tiếng.

Việc phát triển kinh tế cần tôn trọng quy luật tự nhiên, phù hợp với điều kiện thực tế, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên; chọn mô hình thích ứng theo tự nhiên, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững với phương châm chủ động sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn; nghiên cứu, xây dựng các kịch bản và có giải pháp ứng phó hiệu quả với thiên tai như bão, lũ, hạn hán và xâm nhập mặn, với các tình huống bất lợi nhất do biến đổi khí hậu và phát triển thượng nguồn sông Mê Công. Phát triển kinh tế gắn liền với phát triển xã hội, giảm nghèo, tạo việc làm, giải quyết an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích sự tham gia của tất cả các bên liên quan, bảo đảm sự gắn kết hữu cơ trong nội vùng cũng như sự liên kết chặt chẽ với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Tiểu vùng sông Mê Công.

Với lối tư duy hoàn toàn mới đi đôi với việc phân công trách nhiệm cụ thể cho từng Bộ, ngành theo Nghị quyết 120 cho nhiệm vụ thích ứng BĐKH, phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL, tin chắc rằng, thời gian tới, sẽ có nhiều “kế sách” hay, phù hợp được triển khai giúp cho người dân vùng sông nước Cửu Long thích ứng tự nhiên, vượt lên khó khăn, trở thành vùng phát triển kinh tế - xã hội đi đầu nơi đất phương Nam.

Nguồn: Báo Tài nguyên và Môi trường

sexy porn hot porn free porn xxx xxxx sex videos Hindi Porn hd sex xxx porn xxx video porn tube Porn Tube sex xxx bf sex indian porn videos porno pornos Goutube geiltube freie sex Porno порно видео порно Porno Gratuit Film Gratuit xxx Gratis Sexo Gratis Videos Gratis Videos Porno
sex video Indian Aunty Fuck With Friend Absence Of Her Husband free porn videos seks indian bbw live performance